Dàn bài và bài văn "Học đi đôi với hành"

Đề bài: Từ bài "Bàn về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
*Tìm hiểu đề:
- Thể loại: nghị luận bình luận.
- Nội dung: mối quan hệ giữa hoc và hành.
Lập dàn bài
a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.
Bài làm
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là người thiên tư sáng suốt học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt làm quan dưới triều nhà Lê. Ông đã có bài tấu "Bàn về phép học" dâng lên vua Quang Trung nhằm nói lên mục đích của việc học là học để biết rõ đạo và đặc biệt ông đã nêu ra được mối quan hệ giữa học và hành.
"Học đi đôi với hành" là một phương pháp hoc rất đúng đắn và hiệu quả. Đây là một phương pháp học mà La Sơn Phu Tử đã đưa ra để khuyên vua Quang Trung. Từ thế kỉ XVIII, khi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp gửi bản tấu lên vua Quang Trung ông đã nói: "Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo". Vậy đạo là gì? Đạo ở đây là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người với nhau, đi hhocj là hhocj điều ấy.
Vậy thì học là gì? Ấy là một quá trình tích lũy kiến thức không phải một sớm một chiều mà là cả cuộc đời. Học để thấy được cái thâm thúy của cuộc sống, học vì tương lai của bản thân , học cho bằng bạn bằng bè. Học là lãnh hội , tiếp thu kiến thức từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay trong cuộc sông, xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế có hiệu quả. Tục nhữ ca dao có câu"Nhân bất học bất tri lí" người không có học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không thể tồn tại được trong xã hội hiện nay và sẽ bị chìm đắm trong sự ngu dốt. Như Bác Hồ đã nói, giới trẻ có vai trò rất lớn trong việc xây dựng đất nước VN giàu mạnh, giúp cho nước ta bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Vậy hành là gì? Hành là vận dụng những điều được học vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học. Việc thực hành giúp ta nắm chắc được kiến thức hơn, nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn, cụ thể hơn những điều được học.
Nếu chỉ học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả tốt và vô tình trở thành kẻ phá hoại.
Học mà không hành sẽ rất lãng phí. Chúng ta cần hiểu một điều rằng: học lí thuyết để áp dụng vào thực tế có hiệu quả . Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học, xã hội, nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học, tự nhiên.Tác dụng của việc học đi đôi với hành là giúp ta khẳng định được con đường chiếm linh tri thức là đúng đắn, phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập. Song song với việc thực hiện những điều trên, ta cần nhận ra được tác hại của việc học vẹt, lười học.Trong xã hội ngày nay có học thì phải có hành thì công việc mới đạt hiệu quả cao.
Qua tác dụng của việc học đi đôi với hành đã cho ta thấy được quan điểm của La Sơn Phu Tử luôn đúng ở mọi thời đại , đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Chúng ta phải áp dụng ngay những kiến thức mà chúng ta học được sau mỗi buổi học để nhớ bài học được lâu hơn, hiểu sâu sắc bài học hơn.


22 nhận xét to "Dàn bài và bài văn "Học đi đôi với hành""

Đăng nhận xét

* Bạn có thể nhận xét / góp ý / bình luận tại đây.
* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
* Bạn chưa có tài khoản vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL (với URL là địa chỉ email hoặc blog của bạn).

Loading