Cảm nghĩ về bài thơ " Viếng Lăng Bác"

Vị cha già kính yêu của dân tộc tuy đã đi xa nhưng đối với muôn triệu người con đất việt thì h.ảnh người cha vẫn mãi mãi trường tồn. Đã có bik bao nhiu nhà thơ dùng ngòi bút để nói lên tình cảm của mình đối với bác. 1 trong những nhà thơ đó là VP-1 nhà thơ m.Nam. Sau ngày nước nhà thống nhất có dịp ra thăm lăng Bác . Trong lần viếng Bác đó bao nhiêu tình cảm dồn nén của những ngày xa cách bỗng bật dậy trào dâng chứa chan niềm xúc động và trở thành nguồn đề tài để tác giả ứng tác thành bài Viếng Lăng Bác . VLB là một trong những bài thơ thành công nhất viết về Bác sau khi người mất
Bài thơ gồm 4 khổ với 16 dòng thơ kết hợp giữa miêu tả cảnh với bộc lộ cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ . Cả bài thơ giọng điệu thành kính , trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng Bác
Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình trước những cảnh vật bên lăng Bác qua những vần thơ “Con ở ….. thẳng hàng” . Lời thơ bắt đầu bằng cách xưng hô thật gần gũi thân thương “Con và Bác”. Cách xưng hô thật hồn nhiên mà tha thiết rất Nam Bộ “Con ở m.Nam” xa xôi vượt ngàn nghìn cây số tưởng ra đây được gặp Bác nào ngờ nguyện vọng thật bình thường cũng ko đạt được vì Bác ko còn nữa . ko chỉ riêng t/giả mới có cách xưng hô như thế mà còn có rất nhiều nhà thơ khác đều xưng hô con với Bác nhưng con ở m.Nam của VP mang 1 sắc thái mới đứa con xa, vắng mặt ngày cha mất . Miền Nam xa xôi là nơi đi trước về sau là nơi Bác hằng khát khao mong chờ
Bác nhớ m.Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Trong tâm khảm của nhà thơ ông phủ nhận việc Bác đã mất , chính vì thế nhà thơ đã cố tình thay đi 1 từ ở tựa đề là viếng thành thăm mong giảm nhẹ nỗi đau mà ko che đậy được nỗi bùi ngùi của cảnh từ biệt sinh ly
Ko chỉ là cách xưng hô mới diễn tả tình cảm cảm xúc đối với BÁc mà nàh thơ còn chọn lựa hình ảnh rất quen thuộc “cây tre” để bộc lộ tình cảm của mình . Trước mắt t/giả hình ảnh hảng tre xanh tốt ẩn mình trong làn sương mỏng trải rộng mênh mông theo chiều dài của lăng . Qua từ cảm “ôi” nhà thơ đã diễn tả sự xúc động trào dâng của mình . Từ hình ảnh hàng tre bên lăng nhà thơ làm sống dậy hình ảnh hàng tre trong suy tưởng và trong tâm hồn nhà thơ hàng tre mang dáng dách con người Việt Nam . Hàng tre như những con người xếp thẳng hàng bên lăng Bác bất chấp “bão táp mưa sa”. Hàng tre như những người lính vệ binh đang đứng gác với thái độ trang nghiêm thành kính với ý chí kiên cường bền bỉ . Nói tới hàng tre là nghĩ ngay tới đất nước , tới con người VN với bao đức tính tốt đẹp kiên cường bất khuất .
Hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác t/giả cảm nhận được sự tôn kính của mọi người khi đứng trước lăng
“Ngày ngày ….. rất đỏ ”
Bằng biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ t/giả đã thể hiện được tình cảm của mình nói riêng và của nhân dân m.nam nói chung đối với Bác . Tình cảm này thật sâu sắc và xúc động ngày ngày mặt trời vận động trên bầu trời được nhân hóa như con người ngày ngày quấn quít bên lăng Bác gần gũi bầu bạn với 1 mặt trời khác ở trong lăng . Phải chăng t/giả ví Bác với mặt trời cách mạng đã làm cho lũ đế quốc nhiều lần khiếp sợ . Hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ rất sáng tạo nêu được sức sống bất diệt , tầm lớn lao vĩ đại của Bác . Đồng thời cũng diễn tả sự hấp dẫn kì diệu của Bác đối với thiên nhiên dù có hùng vĩ chói chang nhất đều gần gũi thân thuộc quấn quít xung quanh người . Người đọc càng xúc động hơn khi thấy ai cũng mong được gặp Bác và bày tỏ tình cảm của mình .
“Ngày ngày dòng người …..79 mùa xuân ”
Một lần nữa t/giả lại sử dụng hình ảnh ẩn dụ để so sánh dòng người ngày nối nhau đến viếng Bác trong 1 ko gian đặc biệt “đi trong thương nhớ ”. Chính những tấm lòng nhớ thương vô hạn này đã kết thành những tràng hoa vàng hoe để mừng thọ Bác . Thật cảm xúc biết bao khi quan hệ tình cảm giữa lãnh tụ với nhân dân thật sâu đậm và thành kính
Tiến vào trong lăng viếng Bác t/giả cảm nhận Bác vẫn còn ở mãi cùng chúng ta
“Bác nằm yên trong …..”(4 câu tiếp )
Vào trong lăng nhà thơ được trông thấy Bác đang nằm trong giấc ngủ bình yên giữa 1 vùng ánh sáng nhè nhẹ dịu hiền . Ánh sáng nơi Bác nằm được t/giả miêu tả như ánh sáng 1 vầng trăng. Ánh sáng bát ngát ngoài đời đã vào trong lăng với người bạn vĩ đại . Với những hình ảnh kì vĩ rộng lớn nối tiếp nhau “mặt trời , vầng trăng, bầu trời xanh” dường như nhà thơ muốn tạo ra 1 hệ thống hình ảnh vũ trụ để biểu hiện cái vĩ đại rực rỡ , cái cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác . Biết rằng Bác sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí của nhân dân như bầu trời xmnh . Đến đây lí trí lại nhắc đến sự thật của cảnh âm dương cách trở nên khi nhìn thấy Bác nhà thơ ko khỏi đau nhói. Đây là tình cảm chân thành nhất xúc động nhất khi lần đầu t/giả nhìn thấy Bác . Và đây cũng là tình cảm của bao người từng khóc ròng ngày Bác ra đi
“Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”
Bài thơ dc viết theo mạch cảm xúc tình cảm của t/giả, còn đứng bên lăng Bác mà t/giả đã phải bịn rịn nghĩ đến lúc chia tay phải xa Bác và đến lúc này dòng cảm xúc dâng lên đến mức cao nhất và tuôn trào mạnh mẽ nhất (4 câu cuối)
Các câu thơ làm xúc động lòng người thương Bác đấy nhưng ko rời xa sự nghiệp người để lại cho lớp lớp con cháu . Ý chí ấy làm cho lời thơ trở nên mạnh mẽ dứt khoát . Điệp ngữ muốn làm mở đầu 3 câu thơ liên tiếp như 1 lớp sóng trong lòng nhà thơ . t/giả muốn hóa thân vào con chim mỗi sáng hót quanh lăng Bác . Muốn được làm hương hoa thơm ngát tỏa trong giấc ngủ ngàn thu của Bác và quý hơn là ước nguyện muốn làm cây tre trung hiếu . Ở đây chúng ta gặp lại hình ảnh cây tre vốn đã nói tới trong khổ thơ đầu của bài thơ . Hình ảnh vừa tạo nên cấu trúc vừa trùng lập vừa phát triển ý thơ . Hình ảnh cây tre bên lăng Bác được nhà thơ đưa lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng cạnh bên người thể hiện rõ ý chí tình cảm sự gắn bó của m.Nam đối với Bác
Qua 4 khổ thơ khá cô động nhà thơ đã thể hiện được những niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác . Những tình cảm của nhà thơ đối với Bác là những tình cảm thành kính và sâu sắc nhất
VLB đã trở thành quen thuộc đối với mỗi người chúng ta ko những do tài năng của VP mà còn là tấm lòng chân thành của nhà thơ đối với Bác . Bài thơ có nhiều hình ảnh ẩn dụ lớn lao , lời thơ trang nghiêm tha thiết . Chúng ta cảm nhận được niềm cảm xúc thiêng liêng , tấm lòng thành kính biết ơn vừa tự hào vừa xót xa của t/giả đối với Bác . Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời chúng ta mới có thể hiểu hết tâm trạng của nhà thơ . Nhà thơ đã nói lên được tiếng nói chung của nhân dân m.nam đối với Bác . Cảm nhận được ý nghĩa của bài thơ chúng ta cảm thấy tự hào về Bác . Thế hệ chúng ta đang được sống trong thời kỳ đất nước hòa bình , được thừa hưởng những thành quả của BH và của các thế hệ đi trước . Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử chói lọi của dân tộc mà Bác đã ghi những trang đẹp nhất . Càng tự hào và kính yêu Bác chúng ta càng muốn sống cho xứng đáng với sự nghiệp người đã để lại


5 nhận xét to "Cảm nghĩ về bài thơ " Viếng Lăng Bác""

Đăng nhận xét

* Bạn có thể nhận xét / góp ý / bình luận tại đây.
* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
* Bạn chưa có tài khoản vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL (với URL là địa chỉ email hoặc blog của bạn).

Loading