Phân Tích nhân vật vũ nương trong truyện ngắn "chuyện người con gái nam xương"

Bài 1 :
Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn. Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được một tình huống éo le như vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần truyền kì vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tôi muốn nói thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.


Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.


Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.


Nói cho cùng, hiện thực của câu chuyện là hiện thực về tấm lòng của nhà văn trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vẻ đẹp và nỗi đau khổ xót xa phức tạp của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội đương thời như Vũ nương. Cũng qua đó, nhà văn khẳng định một chân lí nghệ thuật phảng phất như trong các truyện cổ dân gian… Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển… kì lạ mà cũng rất thực.


Bài 2 :


Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết có "tư dung tốt đẹp".Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng.

Chồng nàng :Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận.
-->cơ sự cũng vì vậy mà nảy sinh...
Trích:
Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.

Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.


Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.

-Cái bóng: Phân thân và phản thân

"Con người là một thực thể xã hội sống, được quy định bởi những thiết chế đạo đức nhất định. Chiếc bóng sinh động của con người âm thầm song hành với chủ nhân của nó qua những hành vi mang giá trị đạo đức - xã hội, đồng thời khẳng định giá trị thực thể của chủ nhân."


Cái bóng có lúc lại trở thành một phân thân nổi loạn chống lại chủ nhân của nó, như trong truyện cổ của Hans Christian Andersen (1805-1875) hay trong William Wilson[4] của Edgar Allan Poe (1809-1849). Trong mỗi con người đều tồn tại nhiều “tiếng nói” khác nhau, thậm chí đối lập nhau, của ý thức (consciousness) và tiềm thức (subconsciousness). Nhân cách tiềm thức được hình tượng hóa thành phân thân.


Chính do có thể được dùng như hình tượng văn học để thể hiện con người với tư cách một thực-thể-đạo-đức, cùng những quan hệ biện chứng giữa ý thức và tiềm thức của nó, cái bóng tỏ ra rất hiệu quả trong việc diễn tả những ngóc ngách tâm lý, tình cảm, đặc biệt là cái ghen.


Chỉ âu lo với niềm bất hạnh của chính mình, nàng chẳng hề muốn gieo tai họa cho ai khác.Câu chuyện về cái bóng của mình mà Vũ Nương kể cho con nàng nghe chẳng qua như thể đang tâm sự với chính mình ,để an ủi ngóc ngách nào đó trong tâm hồn nàng :chồng nàng đang ở một nơi nào đó ,và hình bóng người chồng không lúc nào xa rời nàng-->Liệu như thế có phải là đáng trách khi gián tiếp gây ra cơn ghen của Trương Sinh(đêy là suy nghĩ của mình.^^.)


Bởi "con tim không chỉ đơn giản là một vật chỉ biết làm theo ý ta muốn.”

"Ở cấp độ nội tâm cao hơn, con người có được cái nhìn phản thân thông qua nhãn quan đạo đức không ngừng kiến tạo và chuyển hóa từ những quan hệ trong môi trường sống và từ tha nhân - những người vun đắp nên các mối quan hệ nọ."

Trích:

Biên cương bị ngoại xâm, chàng Trương phải sung binh ra miền quan ải, chẳng kịp thấy mặt con. Nàng Vũ ở lại nhà, tròn phận nàng dâu hiếu nghĩa, chinh phụ tiết trinh, mẹ hiền tần tảo. Mẹ chồng và con trẻ là hai chứng nhân khả tín nhất cho tấm lòng son sắc của nàng. Thế nhưng, mẹ già sớm quy tiên, thác nguyện chỉ một điều: “Xin Trời xanh kia chớ phụ dâu mới, bằng dâu mới chưng chẳng phụ mẹ già vậy.”[17] Lời trối trăng của người mẹ cũng là lời chứng cho đức hạnh của nàng khi chồng đồn thú biên viễn xa xăm. Đáng tiếc, lời trối ấy chỉ mình nàng nghe, vì người chết sẽ thôi không nói được nữa. Nhân chứng thân thiết duy nhất còn lại nay là bé Đản.

Khi chàng Trương xuất ngũ trở về, “thời mẹ già đã từ nhà, con trẻ đã học nói vậy.”[18] Bé Đản - nhân chứng nay sẽ là người để chàng Trương thực hiện vế sau của câu: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Dắt con ra thăm mộ mẹ là việc chàng làm trước tiên: “Hỏi mồ mẹ thửa ở đâu. Dắt con một mình đi, con bèn kêu khóc chẳng khứng đi.”[19] Sững sờ khi thấy Đản không nhận mình là cha, chàng Trương gạn hỏi nguồn cơn. Đản bảo chàng chẳng giống người nó từng gọi là cha, người chỉ đến lúc đêm về, lặng thinh theo mẹ không rời: “Ngươi chỉn hay nói, khác chẳng bằng cha thuở nọ lặng vậy, bằn bặt vậy,”[20] “Mẹ Đản đi thời cũng đi, mẹ Đản ngồi thời cũng ngồi. Song chửa từng đến cùng con là Đản này dắt ẵm vậy.”[21] Mấy lời miêu tả thơ ngây của Đản tựa như những câu thai đố mà chàng Trương phải giải. Chỉ có điều do hướng giải đoán không rõ, cả người “đố” lẫn người “giải” đều chăm chắm vào một con người nào đấy có thực (xuất nhân): với Đản, đó là cha; với chàng Trương, đấy hẳn phải là gian phu.[22] Trong tình huống đặc biệt này, kiến văn hạn hẹp, cùng tính cả ghen của Trương đã khiến chàng lạc lối. Trương tri giác, lý giải sai lầm tình huống nọ, ngỡ mình là nạn nhân, là người bị bội phản “Đến khi nghe lời con nói, thời chưng ngờ sự cuốn đay xin lửa kia rễ bám càng sâu gắn mà chẳng khả cởi vậy.”[23] Chàng thụ khổ, quy hết tội tình cho vợ. Kênh giao tiếp song phương giữa hai vợ chồng bị cắt đứt, chỉ còn là đơn tuyến. Trương nhiếc móc vợ, “sỉ nhục nhiều phương, đòi thời ruồng đuổi”; nhưng khi nàng Vũ “xin giãi lòng ấy, mặc cởi lo ngờ,”[24] Trương nín lặng, tự dằn vặt mình và làm khổ người, “song dõi hỏi thửa lời ấy bởi đâu chưng lại, thời giấu lời con chẳng nói,” “láng giềng chưng bảo, họ hàng chưng nói, chẳng nghe vào tai vậy.”[25] Đến đây, lẽ ra bé Đản - người phát ngôn của thông tin tày trời nọ - phải được xét hỏi “ba mặt một lời” để vãn hồi sự câu thông cần thiết giữa hai vợ chồng. Không ai hỏi đến, Đản lặng thinh như chưa từng nói ra chi tiết oan khiên nọ. Đản, nhân chứng cuối cùng, giờ như một kênh thông báo vô hiệu hóa, tắt sóng lặng câm. Sự im lặng và khinh bạc của chàng Trương đã đẩy nàng Vũ đến cực điểm bi phẫn. Trước kia, cả thời gian dài, nàng vò võ với một chiếc bóng, dẫu câm lặng, nhưng vẫn là nguồn động viên, an ủi nàng sống. Dẫu bóng câm lặng, đối thoại tưởng tượng giữa người và bóng vẫn có thể thiết lập được, dựa trên cơ sở hợp nhất và phân thân: Thiếp với chàng tuy hai mà một; vậy nên, nhìn bóng mình thiếp tưởng dáng ai trên tường. Thế nhưng, sự im lặng của chồng nay đẩy nàng đến quyết định quyên sinh. Và cũng như Rokujo trong Nguyên thị vật ngữ, hay Chen Cai trong Cái bóng, thái độ ghen tuông cay nghiệt và mù quáng của chàng Trương đã giết chết người vợ đoan chính đáng thương.

Chiếc bóng -tấm lòng yêu thương ->trở thành nguyên nhân của nỗi oan bi kịch.
Bao nhiêu công sức, tâm sức chắt chiu để vun đắp gìn giữ cái gia đình bé nhỏ đã trở nên hoàn toàn vô nghĩa, nàng đã trắng tay, bơ vơ, không lối thoát, nên tìm đến cái chết ...
Thực chất là Vũ Nương đã bị bức tử, nhưng nàng đi đến cái chết thật bình tĩnh : tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng ...
Cái chết ấy là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm.
"Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi lo luỵ đến nàng.
Chứng quả đã dôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng mấy lọ đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng."
(Lê Thánh Tông)

-->Chiếc bóng giờ đây khiến ta hoài nghi nó có phải là một thế lực vô hình ngăn cản con người ,đặc biệt là người phụ nữ đến với hạnh phúc ...


"Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn.

Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ : Chuyện người con gái Nam Xương.

Bài 3:

- Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết có "tư dung tốt đẹp".

Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở từng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình.

Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm:

+ khi chồng ở nhà,
+ khi chia tay,
+ khi xa chồng
+ và khi chồng trở về.

Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá.

Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.

Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương.

- Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết

- Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.

- Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tử. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.

- Chiếc bóng -tấm lòng yêu thương ->trở thành nguyên nhân của nỗi oan bi kịch.

Chỉ âu lo với niềm bất hạnh của chính mình, nàng chẳng hề muốn gieo tai họa cho ai khác.Câu chuyện về cái bóng của mình mà Vũ Nương kể cho con nàng nghe để dỗ con , cũng như thể đang tâm sự với chính mình ,để an ủi ngóc ngách nào đó trong tâm hồn nàng :chồng nàng đang ở một nơi nào đó ,và hình bóng người chồng không lúc nào xa rời nàng .

Bao nhiêu công sức, tâm sức chắt chiu để vun đắp gìn giữ cái gia đình bé nhỏ đã trở nên hoàn toàn vô nghĩa, nàng đã trắng tay, bơ vơ, không lối thoát, nên tìm đến cái chết ...

Thực chất là Vũ Nương đã bị bức tử, nhưng nàng đi đến cái chết thật bình tĩnh : tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng ...

Cái chết ấy là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm.

"Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi lo luỵ đến nàng.
Chứng quả đã dôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng mấy lọ đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng."
(Lê Thánh Tông)

-->Chiếc bóng có phải là một thế lực vô hình ngăn cản con người ,đặc biệt là người phụ nữ đến với hạnh phúc ...

=>Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn.

Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ : Chuyện người con gái Nam Xương...



1 nhận xét to "Phân Tích nhân vật vũ nương trong truyện ngắn "chuyện người con gái nam xương""

  • Bài cảm nhận giúp chúng ta hiểu sâu hơn nỗi đau khổ của Vũ Nương, đây là điều chúng ta đáng phải học

Đăng nhận xét

* Bạn có thể nhận xét / góp ý / bình luận tại đây.
* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
* Bạn chưa có tài khoản vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL (với URL là địa chỉ email hoặc blog của bạn).

Loading