Đề :Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

“Mình về mình có nhớ ta
……………
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”


Bài làm :
Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với
giọng thơ trữ tình chính luận thể hiện rõ những tâm tư của thế hệ trẻ đô thị miền Nam. Trường ca
“Mặt đường khát vọng” (1971) là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hòa cùng mạch cảm xúc
của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại, trong đó chương V “Đất nước” đã gói ghém trọn vẹn
tâm tình của thế hệ chống Mỹ:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc…”
Giọng thơ thủ thỉ đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về Nhân Dân - Đất Nước, tiếp nối
mạch suy tưởng của thi ca giai đoạn trước.
Đất Nước là một chủ đề xuyên suốt bao trùm lên các tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Các nhà thơ nhà văn bằng tình cảm công dân đã có nhiều phát hiện mới mẻ độc đáo
về Tổ quốc, nhân dân. Tổ quốc thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử chống ngoại xâm, được
khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ
lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể hiện riêng của mình, bằng trải nghiệm tuổi trẻ,
bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ
nghĩa, tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước, hoà mạch thơ chính luận - trữ tình.
Trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?”, nhà thơ đã bắt đầu bằng những
kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên
nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, thấm đẫm hơi thở ca dao dân
ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu chương Đất Nước chính là sự xuất
hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi:
Tóc mẹ thì búi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Sức gợi từ những hình ảnh đã dựng lên cả một không gian văn hoá truyền thống, mang
theo hơi thở tâm tình của ca dao “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” thấm thía tình nghĩa
thủy chung. Mạch nguồn ấy tiếp tục với quá trình trưởng thành của từng cá nhân, từ thuở cắp sách
đến trường đến khoảnh khắc rung động đầu đời. Tất cả đều xuất phát một cách rất tự nhiên, nôn
nao ngọt ngào kỷ niệm:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm...
Đan xen với khoảnh khắc thời gian không gian hiện tại là sự thức tỉnh của ký ức cộng
đồng, với sự tổng hoà những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Vẻ đẹp quê
hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về
Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào mình trong bọc trứng...
Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức
mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ
giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước – con người Nhân Dân không thể tách rời.
Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy ân tình đã phác hoạ rõ nét
dần tượng đài Đất Nước. Không chỉ tiếp cận hình tượng trong huyền sử, trong hiện thực đời sống,
trong mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện
thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế
hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm :
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Ý thơ thật giản dị, không hề gượng ép tình cảm, khi từ mối quan hệ riêng tư để hướng về
với quan hệ cộng đồng, dân tộc. Tứ thơ độc đáo chính là từ sự mở rộng từ thế giới của “anh và em
hôm nay” đến với “mọi người”. Vẻ đẹp Đất Nước được phát hiện thêm với những vẻ đẹp “hài hoà
nồng thắm” và “vẹn tròn to lớn”. Đó cũng là sự kết hợp hài hoà của lý trí và tình cảm con người
thời đại chống Mỹ. Hơn thế nữa, những câu thơ này còn cắt nghĩa cho vẻ đẹp tình yêu của thế hệ
trẻ chống Mỹ không hề mất đi vẻ lãng mạn, khi khoảnh khắc cầm tay hiện tại đã nghĩ về thế hệ
tương lai, về một ngày thanh bình và sự phát triển của Đất Nước với “tháng ngày mơ mộng”.
Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ Đất Nước với tâm hồn của từng con
người. giọng thơ tâm tình thấm thía:
Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời. ( baodientu.tk )
Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của một người
lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ
mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu
hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần
của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với
thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.
Phần mở đầu của chương Đất Nước được cấu tứ trên cơ sở gắn bó giữa các vẻ đẹp riêng biệt, độc
đáo và giàu sức biểu cảm để làm nên vẻ đẹp chung tổng hoà thành hình tượng Đất Nước kỳ vĩ và
giàu sức thuyết phục với bạn đọc. Nhà thơ đã trữ tình hoá vấn đề mang tính chính luận, nhằm trả

lời những câu hỏi lớn mà dân tộc đang phải tìm lời đáp trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng độc lập
tự do, cuộc chiến đấu của lương tri chống lại thế lực bạo tàn.
Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nước đã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục toả
sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng
nhất của dân tộc. Trong thời đại mới, những giá trị của ngày hôm qua góp phần khơi dậy lòng tự
hào và ý thức trách nhiệm, tình cảm cho mỗi con người trong khát vọng đưa Đất Nước đi xa đến
những tháng ngày mơ mộng.


1 nhận xét to "Đề :Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:"

Đăng nhận xét

* Bạn có thể nhận xét / góp ý / bình luận tại đây.
* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
* Bạn chưa có tài khoản vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL (với URL là địa chỉ email hoặc blog của bạn).

Loading